TOEM – Đánh Giá Game

TOEM – Hiển nhiên là một cái tên vô cùng lạ lẫm trong mắt nhiều game thủ. Cũng bởi vì phần bản thân game cũng không được quảng bá rầm rộ trong cộng đồng nói chung.

Và điều này, người viết cũng nhớ tới một tựa game kín tiếng, nhưng thành ra lại là một viên ngọc ẩn sáng giá và đáng chơi: The Last Campfire.

Thông qua các đoạn giới thiệu và lối chơi mà người viết tìm hiểu và sau cùng được trải nghiệm, đích thị TOEM là một chuyến hành trình có lẽ mà bạn sẽ muốn tìm kiếm.

Mời bạn đọc đến với bài đánh giá sau của Vietgame.asia về trò chơi do Something We Made (Thụy Điển) phát triển.

BẠN SẼ THÍCH

TOEM-Danh-Gia-Game

HÀNH TRÌNH NHỎ ĐẦY ĐÁNG YÊU VÀ ẤM ÁP

Khởi đầu của TOEM vô cùng vắn tắt, gọn gàng: nhân vật chính của chúng ta xuất hiện trong căn phòng ngủ. Bước xuống nhà gặp mẹ, nói chuyện để nhận được máy ảnh mà gia đình để lại. Sau đó bắt đầu chuyến hành trình nhằm có được tấm ảnh sáng giá nhất!

Nghe tới đây, ắt hẳn các bạn thấy có vẻ quen quen đúng không? Đặc biệt nếu bạn là “fan cứng” của Nintendo đúng không nào?

Nhưng hiển nhiên ngó qua TOEM, chúng ta sẽ biết thay vì thu thập và chiến đấu như Pokemon, người chơi chỉ đơn giản là chụp hình lưu niệm song song thực hiện vài nhiệm vụ đặt nặng vào giải đố để giúp đỡ các vấn đề của các nhân vật đáng yêu, từ đó tìm hiểu được câu chuyện đằng sau các danh lam thắng cảnh mà nhân vật chính được du lịch.

Tuyến cốt truyện tuy đơn giản, nhưng nhờ vào cách kể và cách xây dựng màn chơi có chiều sâu, song hành tuyến các nhân vật được xâu chuỗi thông minh, dí dỏm và đặc trưng đã giúp người viết thấy hào hứng, cuốn hút từ đầu tới cuối.

Tại mỗi khu vực của TOEM, công việc chính của người chơi là giúp đỡ các nhân vật có dấu sao trên đầu để nhằm nhận được đủ lượng tem đóng dấu để qua được vùng đất khác.

TOEM-Danh-Gia-Game

Cái hay và thông minh của TOEM đó là cái cách áp dụng chụp ảnh vào tất cả mảng giải đố mà không hề làm người chơi có cảm giác bị lặp đi, lặp lại.

Ví như người chơi có thể chụp các thú vật, khung cảnh hoặc kể cả các sinh vật bí ẩn. Sau này được thêm cái kèn gắn lên máy ảnh để đuổi các con chim hải âu chắn đường, v.v.

Thế nhưng, việc chụp ảnh không chỉ dừng lại ở những “collectable” bình thường, mà còn giúp cung cấp thông tin chi tiết cho việc giải đáp những chuỗi câu đố và tình huống được sắp đặt chặt chẽ, trong từng tuyến truyện của các nhân vật mà nhân vật chính tương tác trong TOEM.

Và phần thưởng cho người chơi sẽ là các bộ trang phục trang điểm cho nhân vật chính, từ đôi vớ ướt át, tới bàn tay bự “die-cut” trong các buổi lễ hội hay cả những cái nón ngộ nghĩnh như mũ hải tặc, tới cả nón… hotdog hay mũ phi hành gia!

Cái hay và thông minh của TOEM đó là cái cách áp dụng chụp ảnh vào tất cả mảng giải đố mà không hề làm người chơi có cảm giác bị lặp đi, lặp lại

TOEM-Danh-Gia-Game

Các câu đố nhìn chung được thực hiện nhẹ nhàng, đa dạng và hợp lý chứ không hề cố gắng làm khó người chơi. Chúng hoàn toàn có liên kết với bối cảnh lẫn hoàn cảnh trong TOEM.

Để tạo được phong cách riêng của mình và khá là thách thức, đội ngũ Something We Made đã sử dụng nền tảng đồ họa 2.5D nhưng chỉ với tông màu: “TRẮNG ĐEN” cho TOEM.

Nhờ việc chỉ áp dụng phối màu bằng hai màu cơ bản chính, toàn bộ nền tảng đồ hoạ của game như những tờ giấy 2D được cắt ghép và sắp đặt kỹ lưỡng nhằm tạo nên những khu vực đa dạng.

Ngoài ra tuy hai màu trắng đen, nhưng không phải vì thế mà thế giới trong TOEM lại kém thu hút mà ngược lại, đội ngũ biết cách tạo nên sức sống đầy nhịp nhàng nhờ vào chỉ đạo nghệ thuật cực tốt.

Cử động của các nhân vật đủ chi tiết, ánh sáng và đổ bóng cùng sự tương tác của môi trường hài hòa đã tạo nên một thể thống nhất, vui mắt, không kém phần tinh nghịch như thể đây là góc nhìn đầy phép màu được vẽ lên giấy trắng mực đen, với sự mài dũa nhiều tâm huyết mà hãng muốn truyền đạt tới cho TOEM.

Góp phần lớn khác trong việc tạo nên một câu chuyện hay, không thể nào không nhắc tới những ngôn ngữ kỳ lạ của các nhân vật và các bản nhạc nền hay cực, được soạn bởi hai nhạc sĩ Jamal Green và Launchable Socks.

Phần nhạc nền đa dạng, cực chill và không kém phần “nhạc kịch” (musical) giúp thể hiện rõ thần thái của từng vùng đất mình đi qua. Các tâm trạng và không khí từ đó được bao quát lan toả tới tâm trí người viết, ví như tới khu vực có phần ma mị thì nhạc nền trở nên có phần ghê rợn nhưng ngạc nhiên thay lại… rất “chill”, hay tới các nơi có vẻ kỳ bí thì hơi pha chất Lo-fi với các nhạc cụ hơi bị bóp méo có chủ đích, tạo nên cái cảm giác cứ “Alien” như cái cách mà thế giới của TOEM được khắc họa.

Nhờ vậy, toàn bộ nền tảng đồ họa lẫn âm thanh sẽ giúp người chơi gia tăng chiều sâu cảm nhận và hoà mình vào chuyến hành trình đáng yêu của game.

BẠN SẼ GHÉT

ƯỚC CHI DÀI HƠN MỘT CHÚT…

Thực ra để tìm ra khuyết điểm của TOEM, nó như “vạch lá tìm sâu” vậy đấy vì tổng thể từ mọi thứ nhìn chung mọi trải nghiệm được thực hiện gọn gàng, khó có điểm thừa để nói.

Do thời lượng của game không dài, nên nếu có một thứ làm người viết tiếc thì đó là việc các nhân vật chưa được khai thác sâu hơn những gì họ có thể mang lại.

Ngoài ra, thi thoảng có vài câu đố hơi bị “mơ hồ”, có thể gây phiền toái đôi chút trong việc nhớ hướng đi để tới đúng nơi cần tới. Nhưng những khuyết điểm nhỏ này không đáng để bàn tới vì khi giải quyết được hết chúng, người chơi sẽ cảm thấy thoả mãn và thích thú cái cách TOEM xây dựng cho chuỗi câu đố có tính liên kết, không thừa mà cũng không thiếu này.

Do thời lượng của game không dài, nên nếu có một thứ làm người viết tiếc thì đó là việc các nhân vật chưa được khai thác sâu hơn những gì họ có thể mang lại


XEM THÊM >>>>>>> https://tanthienlongmobile.net/

Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *