Seed of Life – Đánh Giá Game

Seed of Life – Không phải bất kỳ ý tưởng lối chơi nào hay trên mặt giấy đều có thể thành công khi truyền tải khi một tựa game ra mắt.

Đã có rất nhiều sản phẩm chỉ dừng lại ở việc “có tiềm năng”.

Vậy liệu rằng với một tựa game indie mang tên Seed of Life, đến từ đội ngũ Madlight, thì có thể làm nên chuyện với những ý tưởng mà họ muốn truyền tải vào hay không? Hay tiếp tục lại là một sản phẩm nửa vời?

Mời bạn đọc đến với bài đánh giá của Vietgame.asia để tìm hiểu về Seed of Life.

BẠN SẼ THÍCH

TIỀM NĂNG VỀ LỐI CHƠI

Seed of Life đưa người chơi tham gia cùng cô bé Cora trong chuyến hành trình tìm kiếm hạt giống ánh sáng để giải cứu thế giới khỏi thảm họa diệt vong. Người chơi sẽ được vi vu trong thế giới chết chóc, đầy hiểm nguy nhưng không kém phần đẹp đẽ.

Lối chơi của Seed of Life có vài điểm nhấn nhất định khi có kèm một yếu tố hơi “rogue-lite” nhẹ, cũng như việc kết hợp các kỹ năng khác nhau để tạo nên sự đa dạng.

Xuyên suốt cuộc phiêu lưu, người chơi sẽ tìm được các hạt giống ánh sáng nhỏ (lumium) và nếu chết dọc đường thì sẽ mất hết số hạt mới tìm được và trở lại con số cũ trước đấy.

Và trong chuyến hành trình, cô nàng Cora sẽ mở khóa được các kỹ năng để hỗ trợ thông qua 6 viên nang (capsules) đặc biệt: Vision, Light, Regeneration, Sprint, Magnetism và Manipulation.

Các viên này đều tương đối hữu dụng, có thể kể ra các công năng của chúng như sau:

  • Vision: Hỗ trợ nhiều trong phân đoạn tìm kiếm đường đi.
  • Sprint: Phóng nhanh bật đà nhảy ở những vị trí xa.
  • Regeneration: hồi máu liên tục cho Cora mỗi khi bước vào những vùng bóng tối.

Các kỹ năng Light – phát sáng đường đi trong khu vực tối, Magnetism – để hút cô bé tới các hạt nam châm đặc biệt, hay là Manipulation – có khả năng giúp cô di chuyển vài món đồ đặc biệt; riêng ba kỹ năng này thì chỉ sử dụng được trong vài trường hợp đặc biệt về sau của Seed of Life.

Và khi người chơi sử dụng các kỹ năng này, cô bé Cora sẽ bị tiêu hao nguồn năng lượng lumium cho nên việc sử dụng đúng nơi đúng chỗ, đồng thời không quên thu hoạch các hạt chứa lumium trông như hạt cây phát sáng là điều cần thiết nên làm.

Xuyên suốt chuyến hành trình này, chúng ta cũng được đụng độ vài màn chơi thiết kế khá lắt léo, đòi hỏi khả năng điều khiển nhanh nhạy của người chơi cũng như phân bổ nguồn năng lượng lumium đang có.

Những trường đoạn này khá thú vị và thách thức, vì như người viết có đề cập bên trên khi Seed of Life có kết hợp thêm một yếu tố nhỏ của rogue-lite nhẹ, giúp gia tăng thách thức và đa dạng trong tình huống hiểm nghèo.

Lối chơi của Seed of Life có vài điểm nhấn nhất định khi có kèm một yếu tố hơi “rogue-lite” nhẹ, cũng như việc kết hợp các kỹ năng khác nhau để tạo nên sự đa dạng.

BẠN SẼ GHÉT

Tiềm năng là thế, cơ mà…

Seed of Life lại có quá nhiều điểm hụt hơi, làm giảm đi rất nhiều sự hứng thú mà tựa game hoàn toàn có thể mang lại.

Đầu tiên, tựa game có phần dẫn truyện non nớt nhất mà người viết từng được trải nghiệm. Không muốn cứ phải so sánh nhưng ở ngoài kia có rất nhiều game indie làm rất tốt mảng này chỉ với một người, chẳng hạn Owlboy, khi so với với Seed of Life.

Từ đầu khi chơi tới kết, người viết cảm giác mình đang chơi một “bản nháp” không được biên kịch kỹ càng, khi hầu hết những gì diễn ra trong thế giới của Cora sinh sống chỉ được giải thích qua loa, không một điểm nhấn nào về một thế giới mĩ miều và cũng không có tí phát triển nhân vật nào giữa Cora cả. Nhân vật chính Cora của chúng ta thì lại một màu, kèm phần lồng tiếng vô cùng buồn ngủ.

Chưa kể, nhìn cô bé cũng đang độ tuổi thanh thiếu niên nhưng lại lồng giọng… con nít như cô bé Dora trong bộ phim hoạt hình thiếu nhi “Nhà thám hiểm Dora” vậy! Quả thật, nếu đặt lên bàn cân thì còn thua xa giọng lồng tiếng nhí nhảnh trong bộ phim hoạt hình đó nữa…

Seed of Life

Seed of Life tuy gán mác là game phiêu lưu, nhưng chắc hơn 95% mảng giải đố của game đúng nghĩa “cho có”

Điểm yếu kế của Seed of Life lại nằm ở khâu thiết kế màn chơi không trau chuốt và thấu đáo, dẫn đến việc hạ thấp tiềm năng mà game có.

Các điểm lưu tạm (checkpoint) được đặt vô tội vạ trong màn chơi, có màn thì nhiều và sát nhau, có màn thì lại thưa thớt. Cái “khó” khác của Seed of Life đến từ hệ thống điều khiển không linh hoạt, cảm giác mọi hoạt động đều rất “trôi”.

Vì cái cảm giác trôi, trễ nhịp nên việc leo trèo và quan trọng là nhảy qua lại các bậc đều nhiều lần dẫn tới việc người viết bị rớt hố. Hoặc nhiều khi đang đứng bơ vơ, không gần vách núi nhưng cô bé cũng rơi xuống vực dù còn một khoảng gờ nữa. Chưa kể, chuyển động của Dora rất chậm chạp, lề mề, đặc biệt khi cuối người xuống đi từ từ.

Seed of Life tuy gán mác là game phiêu lưu, nhưng chắc hơn 95% mảng giải đố của game đúng nghĩa “cho có”. Những phân đoạn xoay các biểu tượng và ghép chúng lại cho đúng vô cùng dễ dàng, chả có gợi ý nào cho người chơi vì các mẫu hình được đặt đại, trông rất thiên biến vạn hóa… nên bạn chỉ cần “đoán mò ghép thử” thì ra liền ngay mà không cần phải vận dụng bất kỳ logic nào!

Seed of Life

Người viết từng khá chật vật khi giải đố các mảng xoay xoay này trong Uncharted: The Lost Legacy hay mới đây là Roki, một game trông “con nít” nhưng lại đánh đố khá nhiều, nhưng lại chả mảy may tốn tí công sức nào với Seed of Life cả.

Nói tiếp về thiết kế màn chơi của Seed of Life, game có vài thiết bị chứa các Petal cần được kích hoạt nhằm mở lối, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể “ăn gian” bằng việc nhảy lên các gờ đá xung quanh để… đi qua khu vực còn lại rồi mở cửa ở phía bên đó, hay có khi… đi xuyên cả đá để nhảy sang khu vực mới. Không ít các màn chơi khác của game đều được thiết kế một cách cẩu thả như thế!

Do biết người chơi dễ lạc phương hướng trong môi trường khá mở của Seed of Life, hãng phát triển “tặng” cái la bàn Talisma gắn sau lưng Cora, thế nhưng vẫn… trần ai đất hỡi! Chỉ Đông chỉ Tây, loạn xạ riết người viết không màng dùng tới, lại tiếp tục công việc đoán mò với hy vọng mình đang đi đúng hướng. Cũng may, khả năng Vision giúp ta thấy các vị trí quan trọng chứ không thì mệt mỏi thật sự!

Seed of Life

Đồ họa và âm thanh của Seed of Life thật ra cũng không có gì để bàn. Game chỉ tỏa sáng ở các phân đoạn cần được làm đẹp, còn lại thì không có gì nổi bật, thậm chí có phần thua thiệt khi so với các indie khác như Journey, The Last Campfire hay The Pedestrian.

Cách phối cảnh, bố trí màn chơi hay các mô hình kẻ thù cũng bình thường, chúng không xấu… chỉ là trông không được hài hòa, làm phong cách tổng thể của Seed of Life thật bình thường.

Phần âm thanh và lồng giọng của Seed of Life thì thật rất chán chường, được thực hiện cẩu thả khi tất cả giọng lồng tiếng đều không cảm xúc, không nhấn nhá.

Còn nhạc nền và âm thanh môi trường thì hay bị “đứt gãy” trong lúc chơi, không đọng lại gì trong lòng người viết, kể cả những lúc tình tiết được cho là cao trào của game.


XEM THÊM >>>>>>> https://tanthienlongmobile.net/

Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *