ROKI – Đánh Giá Game

Roki là một tựa game indie mới thuộc thể loại phiêu lưu giải đố, được phát triển bởi hãng Polygon Treehouse, dẫn dắt bởi đạo diễn Alex Kanaris-Sotiriou – từng là Đạo diễn Hình ảnh (Art Director) tại Guerrilla Games, studio khai sinh ra loạt game Horizon, mà bản mới nhất vừa ra mắt là Horizon: Forbidden West.

Mà vì thuộc thể loại “kén cá, chọn canh” này, ra mắt vào nhiều thời điểm khác nhau trên các hệ máy, nên Roki dần bị chìm vào quên lãng, thế nhưng biết đâu đây có thể lại là một viên ngọc ẩn mà những ai là tín đồ thể loại phiêu lưu giải đố sẽ bất ngờ?

Mời bạn đọc đến với bài đánh giá của Vietgame.asia để tìm hiểu về Roki.

BẠN SẼ THÍCH

CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH TĂM TỐI NHƯNG ĐẦY TÍNH NHÂN VĂN!

Câu chuyện của Roki kể về chuyến hành trình của cô gái trẻ tên Tove đi tìm và giải cứu người em bị mất tích của mình – Lars, bị bắt cóc bởi một sinh vật huyền bí tới vùng đất Utangard đầy bí ẩn. Tại đấy, Tove phải tìm mọi cách để cứu Lars trước khi quá muộn.

Roki tuy không sở hữu một cốt truyện quá mới lạ khi nhìn lại một cách tổng thể, nhưng vẫn đủ tốt khi đi sâu hơn trong quá trình phiêu lưu.

Tựa game bộc lộ ra nhiều lớp lang thầm kín dưới góc nhìn của cô bé Tove, với những mảng ký ức khó quên, đau buồn có nhưng cũng không thiếu hạnh phúc. Cho ta thấy được sự trưởng thành để tạo nên một nhân vật mạnh mẽ, kiên cường trong suốt chuyến hành trình của Roki.

Chưa dừng ở đấy, các tuyến nhân vật còn lại dù nhỏ nhưng vẫn được tạo dựng vừa đủ, từ hình thức tới cả lý do đằng sau họ lại như vậy, để tạo được ít nhiều cảm xúc lẫn sự cảm thông khi tiếp xúc.

Nhất là khi về cuối game, câu đố áp đặt tình huống rất tốt cho cảm xúc của người chơi “liên thông” qua cách hành xử của các tuyến nhân vật được điều khiển.

Tựa game bộc lộ ra nhiều lớp lan thầm kín dưới góc nhìn của cô bé Tove với những mảng ký ức khó quên, đau buồn có nhưng cũng không thiếu hạnh phúc.

Nhắc đến đây, thật thiếu sót nếu không bàn về những lần giải đố và tìm đường vô cùng hóc búa của Roki.

Truyền tải lối chơi truyền thống nhưng cách tân bởi phong cách điều khiển hiện đại của ngày nay, sự thuận tiện trở nên thoải mái hơn với tất cả người chơi mới.

Thay vì người chơi “nhấp chuột” di chuyển trên bản đồ, Roki cho phép người chơi điều khiển bằng cần điều khiển (nếu bạn chơi bằng tay cầm), hỗ trợ luôn hiện các nơi có thể tương tác chỉ bằng nhấn R3. Ngay cả việc mở túi, nhật ký của Tove hay kết hợp lẫn di chuyển các món đồ cũng hết sức gọn gàng.


Giải đố khó “xơi”!

Điểm khác biệt tuy cũ mà mới của Roki chính là nằm ở giải đố, nếu như những tựa game thuộc thể loại này ngày nay thường trở nên dễ dàng để tiếp cận đại đa số người chơi hơn thì Roki vẫn giữ nguyên việc giải đố đầy hóc búa của những tựa game phiêu lưu cổ điển.

Các câu đố ban đầu có thể chỉ là dạo đầu có thể chỉ là kết hợp với nhau. Nhưng về sau mở rộng qua cả nhảy qua, nhảy lại “hai thực tại”, hoặc sắp đặt các tình tiết cản trở giữa hai tuyến nhân vật mà phải đòi hỏi sự kết hợp liền mạch mới giải được, v.v. May thay tất cả các câu đố này đều được đội ngũ làm hết sức hợp lý nhất có thể. Tạo sự đồng nhất với các tình huống mà Tove phải trải qua trong Roki.

Trong Roki, cô bé Tove cũng có thể tìm được các món đồ lạ lạ để ném vào bộ sưu tập trong cuốn sổ của cô nữa đấy. Cho nên nhớ để ý nhé!

Roki vẫn giữ nguyên việc giải đố đầy hóc búa của những tựa game phiêu lưu cổ điển


Roki

Đồ họa đẹp nên thơ!

Giống với The Last Campfire mà người viết từng đánh giá, điểm nổi bật trong Roki không phải nằm ở việc nhồi nhét các hiệu ứng đồ họa tân tiến mà chúng nằm ở chỉ đạo nghệ thuật trong từng khung cảnh.

Đi theo phong cách có phần tối giản, mỗi nơi Tove đi qua đều được sắp xếp bối cảnh cẩn thận. Môi trường đầy sức sống, được nhấn nhá đặc tả không khí bằng những màu sắc phù hợp với hoàn cảnh, chưa hết đội ngũ cũng thể hiện ánh sáng lẫn đổ bóng môi trường đầy thuyết phục.

Điểm người viết hài lòng khác về bộ cánh của Roki đó chính chuyển động của các nhân vật được thực hiện chỉnh chu, nên không bị tình trạng dáng đi trông “kỳ kỳ” thường thấy trong các game phiêu lưu xưa.

điểm nổi bật trong Roki không phải nằm ở việc nhồi nhét các hiệu ứng đồ họa tân tiến mà chúng nằm ở chỉ đạo nghệ thuật trong từng khung cảnh

BẠN SẼ GHÉT

Roki

Một câu chuyện chưa thỏa mãn!

Tuy cái này nghe có vẻ hơi “spoiler” (tiết lộ) một chút, nhưng chính phần kết của Roki lại là điểm “hụt” đáng tiếc so với toàn bộ tuyến diễn giải cốt truyện của game.

Người viết không biết có phải do bản thân là game indie nên bị giới hạn, buộc phải làm ngắn đi hay không? Nhưng thật, khúc kết của Roki tạo cảm giác bị làm vội, sự tha thứ của kẻ tà ác quá dễ dãi trong khi mối hận vốn rất sâu đậm.

Dẫu cho phần “sau credit” của game tương đối dễ thương, nhưng vì cả game không có lồng tiếng, phần nào dẫn tới việc những đoạn cao trào bổng nên… mất hứng!

Mảng giải đố rất hay, nhưng việc không thể tua nhanh những đoạn leo trèo – vốn rất nhiều và khá dài – đôi khi làm người viết phải ngao ngán khi cứ thấy cô bé Tove phải đi đi, lại lại tuyến đường cũ chỉ vì mình quên đồ hoặc đi sai đường.

Góp phần trừ điểm nhẹ chất lượng của Roki đó chính là nhạc nền không mấy ấn tượng. Chúng nghe vẫn hay, nhưng không đủ thấm và lặp lại kha khá trong một môi trường.

phần kết của Roki lại là điểm “hụt” đáng tiếc so với toàn bộ tuyến diễn giải cốt truyện của game.


XEM THÊM >>>>>>> https://tanthienlongmobile.net/

Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *