Ninja Noboken | Đánh giá game

Ninja Noboken là game hành động đi cảnh lấy cảm hứng từ thiết kế của những tựa game thời đại 8 bit ngày xưa, cụ thể ở đây là game Ninja Gaiden. Thậm chí, trò chơi giống như phiên bản làm lại không chính thức của cái tên nói trên với nhiều cải tiến thú vị lẫn cải lùi gây ức chế. Từ đồ họa được nâng cấp mang tới cái nhìn “chanh sả” hơn cho tới thiết kế bất công ở một số màn, không dành cho người chơi cơ hội sửa sai trong những phân đoạn đi cảnh.

Không như The Messenger và Cyber Shadow, cốt truyện Ninja Noboken giống hệt bản Ninja Gaiden kinh điển của thời đại NES. Nó đến mức khiến người viết không tránh khỏi cảm giác nhà phát triển Gabriel Lopez đã đi quá giới hạn cái gọi là lấy cảm hứng. Điều này không chỉ thể hiện ở tạo hình nhiều nhân vật trong các những đoạn chuyển cảnh mỗi khi qua màn, mà còn xuất hiện ở nhiều lời thoại bê nguyên xi từ “nguồn cảm hứng” sang. Chỉ có tên các nhân vật là thay đổi hoàn toàn.

Đánh giá game Ninja Noboken

Cụ thể, nhân vật chính Ryu Hayabusa nổi tiếng trong series Ninja Gaiden kinh điển, từ bản 2D cho tới bản 3D mới được remaster gần đây có định danh mới: Kenji Noboken. Các nhân vật khác cũng chung số phận nhưng có vài nhân vật được đổi sang cái tên rất dị và khó phát âm. Khác biệt lớn nhất giữa Ninja Noboken và tựa game cảm hứng là thiết kế màn chơi hoàn toàn mới trên đồ họa 3D. Tuy nhiên, không gian trải nghiệm vẫn là 2D như nguyên bản Ninja Gaiden.

Lối chơi của Ninja Noboken khá quen thuộc nếu bạn từng chơi Ninja Gaiden phiên bản 8 bit trước đây. Người chơi điều khiển nhân vật chính chiến đấu và đi cảnh trong các Act khác nhau. Mỗi act thường kết thúc bằng trận đánh boss và được chia thành nhiều màn chơi. Vẫn là những chủ đề thiết kế quen thuộc từ tựa game được lấy làm cảm hứng nói trên, nhưng mang đến cảm giác trải nghiệm khá mới mẻ nhờ thiết kế 2,5D. Mặc dù vậy, trò chơi để lại những khoảnh khắc đi cảnh khá ức chế do chưa tách bạch giữa tiền và hậu cảnh ở một số màn.

Đặc biệt, đứa con tinh thần của nhà phát triển Gabriel Lopez còn bổ sung thêm các hoạt cảnh “triệu kiểu chết của Ninja Nokoben”, gợi nhớ đến những đòn Fatality trong series game song đấu đối kháng Mortal Kombat. Những đoạn này chỉ có tính chất làm màu cho trải nghiệm và chọc tức người chơi chứ không có giá trị gì khác. Tôi dùng từ chọc tức vì trải nghiệm game có rất nhiều vấn đề kỹ thuật và thiết kế gây ức chế, dẫn tới những lần mất mạng muốn tức điên mà còn phải mất vài giây để xem những đoạn hoạt cảnh như trêu người này.

Đáng nói, thiết kế cố tình gây bất công trong phân đoạn đi cảnh để lại cho người viết cảm giác khá trái chiều. Đơn cử Act 3 có phân đoạn nhà phát triển cố tình thiết kế gây nhầm lẫn giữa điểm đi cảnh và cảnh nền. Act 5 còn gây ức chế hơn với nhiều phân đoạn đi cảnh không dành cho nhân vật lối đi nếu bạn bị trễ nhịp độ chơi. Tôi đồ rằng một số vấn đề nói trên là lỗi game vì có không ít phân đoạn, nhân vật bị “văng miểng” trúng trong khi không thấy kẻ thù ở đâu. Đó chỉ mới là vài vấn đề bất cập trong trải nghiệm game mà thôi.

Đánh giá game Ninja Noboken

Vấn đề nghiêm trọng hơn là hiệu năng không ổn định. Ninja Noboken hay có tình trạng đọc ổ cứng ngay giữa trải nghiệm, nhất là khi đang diễn ra những phân đoạn đi cảnh đầy thử thách. Mỗi lần như thế lại xảy ra tình trạng giật hình rất nghiêm trọng, thậm chí đứng hình tạm thời dẫn đến bao cái chết oan uổng. Trò chơi dường như có vấn đề tối ưu hoặc quản lý bộ nhớ, khiến những màn chơi về sau hay bị crash game. Mặc dù người viết đã cài game lên SSD như đề xuất của nhà phát triển nhưng những vấn đề trên vẫn liên tục tiếp diễn.

Những lúc không bị tình trạng nói trên thì trải nghiệm game chỉ dừng ở tạm ổn vì vài vấn đề khác. Tuy trò chơi khá nhạy nút nhưng nhân vật không thể nhảy khi đứng sát vách. Đôi khi xác kẻ thù cũng biến thành chướng ngại khiến bạn nhảy hụt, không rõ là lỗi game hay chủ ý thiết kế của nhà phát triển. Đáng chú ý, trải nghiệm đi cảnh và chặt chém đều không cảm nhận sức nặng của hành động nhân vật. Kenji di chuyển như lướt ván trong khi thao tác nhảy tạo cảm giác thiếu chính xác. Chém kiếm thì thừa khung hình không cần thiết.

Đường kiếm của Kenji thường mang cảm giác màu mè vì vấn đề nói trên. Đã vậy, nhân vật thường bị dội ngược mỗi khi va phải kẻ thù hoặc trúng đòn tấn công của chúng. Tôi nghĩ nhà phát triển đang cố gắng tái hiện cảm giác chặt chém trong Ninja Gaiden phiên bản NES ngày xưa nhưng chưa thành công vì nhiều nguyên do. Vấn đề ở chỗ, nó khiến bạn không thể chém liên tục cộng với thiết kế màn chơi bất công, dễ dẫn tới những phân đoạn trải nghiệm rất bất lợi cho người chơi. Đã vậy, màn chơi còn có độ khó bất nhất rất tùy hứng.

Menu của trò chơi thiết kế đúng kiểu u là trời. Ninja Noboken chỉ cho phép lựa chọn giữa bốn thiết lập đồ họa có sẵn nhưng ở thời điểm mới phát hành, tôi chỉ thấy có hai lựa chọn là có thay đổi chất lượng hình ảnh. Ở thời điểm bài viết, nhà phát triển mới cập nhật bản 1.1.1 thì có ba lựa chọn làm thay đổi chất lượng, nhưng thiết lập High và Ultra không có sự khác biệt nào ở khía cạnh nhìn. Trò chơi cũng không có tính năng tiện ích như autosave, trong khi save game thủ công ở bất kỳ đâu luôn bắt bạn phải chơi từ đầu màn.

Đánh giá game Ninja Noboken

Sau cuối, Ninja Noboken mang đến một trải nghiệm hành động đi cảnh khá trái chiều. Trò chơi sở hữu màn chơi đa dạng và có sự chăm chút trong thiết kế, nhưng nhiều vấn đề kỹ thuật và hiệu năng thiếu ổn định ít nhiều cũng làm giảm bớt sự hào hứng của trải nghiệm game. Nếu bạn yêu thích Ninja Gaiden từ thời hoàng kim của NES, đây vẫn là cái tên khá đáng cân nhắc.

Ninja Noboken hiện có cho PC (Windows)


Tham gia cùng chúng tôi trên SteamTham gia kênh Steam của Trải Nghiệm Số
 
Xem thêm bài đánh giá các game khácTrải Nghiệm Số viết rất nhiều bài đánh giá game, bạn đừng bỏ lỡ nhé!


XEM THÊM >>>>>>> https://tanthienlongmobile.net/

Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *