Mad Rat Dead – Đánh Giá Game

Mad Rat Dead – Trong số rất nhiều những thể loại game được yêu thích bởi các “đồng đạo” gần xa, mà lại có bề dày lịch sử đáng nể và lâu đời – hẳn là khó có ai mà tranh ngôi đầu của game hành động kiểu “platformer” (nhảy nhót, leo trèo) được. 

Tuy là trong thời hiện đại, “ngôi vương” ngày nào đã bị chiếm cứ bởi các dạng game kịch tính, hấp dẫn hơn như hành động chặt chém, bắn súng, nhập vai… nhưng platformer vẫn có một chỗ đứng vững chắc nhờ vào lối chơi “quen mà khó”, cùng nhiều dạng thức biến tấu mới mẻ.

Nếu như Mario là dạng platformer truyền thống nguyên bản, thì Megaman lồng ghép yếu tố chặt chém hành động nhịp nhanh vào để tạo ra lối chơi hấp dẫn hơn.

Nếu dạng game gốc vẫn chưa đủ giá trị chơi lại, thì dạng game “Metroidvania” bù đắp vào đó bằng cách kết hợp cả giải đố lẫn yếu tố nhập vai.

Đến từ NIS America, Mad Rat Dead lại chọn một hướng tiếp cận mới lạ và độc đáo hơn nữa, khi dung hợp platformer cùng game… âm nhạc – điều mà không hẳn là chưa ai làm, nhưng chắc chắn vẫn còn rất nhiều “đất diễn” để phát triển.

Vào vai một chú chuột thí nghiệm bị hành hạ cả đời, xong rồi chết ngắc vì mấy thằng bác học điên – bạn sẽ làm gì nếu được “Thần Chuột” cho cơ hội sống lại lần nữa, dù là chỉ trong 1 ngày?

Vietgame.asia sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời qua bài đánh giá sau đây nhé!

BẠN SẼ THÍCH

Lối chơi thú vị, dễ nắm bắt

Về cơ bản, mỗi màn chơi trong Mad Rat Dead là một chặng hành trình của chú chuột tội nghiệp Mad Rat. Game có bố cục tiêu chuẩn của phong cách hành động “platformer” khi các màn chơi chia ra nhiều cao độ để thử thách khả năng di chuyển, nhảy nhót của người chơi.

Bản thân chú chuột Mad Rat cũng được cung cấp những “công cụ” cơ bản để “vượt khó”, từ kỹ năng “lướt” để tăng tốc kiêm vượt qua các khoảng không dài, nhảy hai bước để lên chỗ cao… cho đến “bật tường” để chuyên trị các địa hình gồm những vách tường cao mà hẹp.

Tuy vậy, để nhấn mạnh yếu tố được “hồi sinh từ cõi chết”, mọi hành động của Mad Rat đều phải khớp theo… nhịp tim của chú, thứ phải đập nhịp nhàng và liên tục để duy trì sinh mạng thứ hai của Mad Rat.

Đây chính là điều kiện tiền đề để hãng phát triển lồng ghép thêm một yếu tố đặc sắc khiến game trở nên khác biệt: âm nhạc.

Nhạc nền trong Mad Rat Dead sẽ được hiển thị với một thanh nhịp điệu, mà bất kỳ hành động nào của người chơi từ nhảy, lướt… cho đến tấn công, đều được “đánh giá” với mức độ khớp theo nhịp y như một game âm nhạc thực thụ.

Lối thực hiện này có nhiều điểm tương đồng với tựa game đình đám Crypt of the Necrodancer một thời.

Dĩ nhiên, để thực hiện các pha bật tường lả lướt trong một tựa game platformer theo kiểu bình thường, tự do “phá nút” đôi khi đã khó – mà nay mọi thứ còn phải được làm thật nhịp nhàng và chuẩn xác, thì dĩ nhiên người chơi sẽ gặp phải những thử thách đáng kể.

Tuy vậy, sức hấp dẫn từ những bài nhạc rất “phiêu” luôn là chất xúc tác khiến người chơi Mad Rat Dead cảm giác muốn vượt qua mọi khó khăn mà game mang lại.

sức hấp dẫn từ những bài nhạc rất “phiêu” luôn là chất xúc tác khiến người chơi Mad Rat Dead cảm giác muốn vượt qua mọi khó khăn mà game mang lại


BẠN SẼ GHÉT

Mad Rat Dead

Vài bất cập khó chịu

Trong lịch sử ngành công nghiệp game, việc một ý tưởng thú vị sẽ không khiến nó trở thành một sản phẩm tốt được.

Mọi việc không đơn giản như vậy. Bởi lẽ ý tưởng có độc đáo, có hay ho đến đâu – mà khi nó xuất hiện các vấn đề ở nhiều khâu như cách điều khiển, cách truyền tải, cách thể hiện… mà không có được những giải pháp hợp lý, thì nó vẫn sẽ thất bại.

Mad Rat Dead không đến mức gọi là thất bại, nhưng để thành công thì game còn vấp phải khá nhiều vấn đề, mà phần lớn đến từ chính khâu thiết kế gốc.

Trước hết, phải nói đến sự “lủng củng” trong phần điều khiển – mà lỗi không phải của riêng ai.

Đối với một tựa game hành động dạng “platformer”, nơi mà người chơi cần sự tự do tuyệt đối trong mảng điều khiển để có thể thực hiện những chuỗi bay lượn, nhằm đến được nơi cần đến – thì việc “sai 1 ly” là điều tối kỵ! 

Mad Rat Dead

Người viết vẫn còn nhớ đến những siêu phẩm hành động dạng platformer được đánh giá cực cao ở phần thiết kế màn chơi như Ori and the Blind Forest / Ori and the Will of the Wisps hoặc Giana Sisters: Twisted Dream – thì việc đi sai một thao tác thôi cũng dẫn đến thất bại 100%, phải chơi đi chơi lại vô số lần để qua được.

Nói vậy để ta hiểu rằng cái “hồn” của một tựa game hành động dạng “platformer” nằm ở cả hai khâu: điều khiển lẫn kiến tạo màn – thiếu một là không xong.

Nhưng với Mad Rat Dead, thật sự khi cảm giác hào hứng với một ý tưởng mới qua đi, thì game mới bộc lộ những khiếm khuyết của mình với tư cách một sản phẩm platformer.

Việc phải canh bấm mọi thứ chuẩn xác theo nhịp vô tình tạo nên một rào cản tâm lý nơi người chơi, khiến họ khó mà “mash nút” để tìm cảm giác thăng hoa khi thực hiện được một chuỗi combo phức tạp để qua được chỗ khó!

Mad Rat Dead

Mad Rat Dead thiếu đi các màn chơi với bố cục lắt léo, nhiều chỗ thắt – mở vi diệu để có thể thách thức trình độ bay nhảy của người chơi

Cuối cùng, đó là dường như Mad Rat Dead cũng hiểu rằng vấn đề ở khâu ý tưởng và điều khiển sẽ khiến người chơi gặp khó khăn, vì vậy nhà phát triển có vẻ như muốn “bù đắp” khi giảm nhẹ đi độ khó trong game.

Mức độ trừng phạt của Mad Rat Dead là rất thấp, hầu như không “xi nhê” gì nếu ta so với cái thời chơi điện tử Contra “một chạm là chết” với số “mạng” bị giới hạn. 

Khâu thiết kế màn chơi của Mad Rat Dead cũng không có gì ấn tượng, khi mà nó hầu hết chỉ toàn “các đường cơ bản” mà thậm chí một tựa game kiêm phần mềm kiểu Super Mario Maker 2 còn có thể làm tốt hơn.

Nói một cách đơn giản, dễ hiểu thì Mad Rat Dead thiếu đi các màn chơi với bố cục lắt léo, nhiều chỗ thắt – mở vi diệu để có thể thách thức trình độ bay nhảy của người chơi.


XEM THÊM >>>>>>> https://tanthienlongmobile.net/

Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *