LIFE IS STRANGE: TRUE COLORS – Đánh Giá Game

Life Is Strange: True Colors – Sau những thành công của phần đầu, kha khá ổn với phần hai thì nay dòng game tiếp tục trở lại với phiên bản: Life Is Strange: True Colors.

Nhưng thay vì được phát triển bởi hãng DontNod Entertainment, thì phần tiếp theo này được làm bởi Deck Nine – studio đứng sau thành công của phiên bản Life Is Strange: Before the Storm.

Vậy chúng ta cùng xem, liệu rằng Life Is Strange: True Colors có tiếp nối được phép màu của dòng game thông qua bài đánh giá sau đây của Vietgame.asia!

BẠN SẼ THÍCH

Life Is Strange: True Colors

SỨC MẠNH PHI THƯỜNG CỦA CẢM XÚC!

Thế mạnh đầu tiên và cũng là điểm nổi bật nhất của Life is Strange: True Colors đó chính là sở hữu nền tảng cốt truyện tốt, được nêm nếm ngọt ngào bằng dàn nhân vật vô cùng xuất sắc khiến người viết liên tục bị hút vào những tình tiết dù là đời thường, hay là những cú “twist” và những bí ẩn đằng sau bước chân của cô nàng Alex tại thị trấn tưởng chừng yên bình đầy thơ mộng: Haven Springs.

Khác với những sức mạnh như quay ngược thời gian của Max trong phần một hay khả năng dịch chuyển của cậu Daniel của phần hai, cô nàng nhân vật chính của chúng ta – Alex – sở hữu khả năng “tiếp nhận” cảm xúc của người khác vào mình.

Thoạt nghe qua thì thấy khả năng này khá là “cùi bắp”, nhưng thật ra việc có thể lấy đi cảm xúc của người khác để chi phối suy nghĩ và hành động của họ lại là một vũ khí tâm linh mạnh mẽ không ngờ, được Deck Nine thể hiện hết sức thuyết phục trong Life is Strange: True Colors.

Ở trong khá nhiều tình huống, người chơi hoàn toàn có thể sử dụng khả năng này để đọc, hiểu và biết được nhiều thêm chi tiết cho những gì đang diễn ra trong chương, hoặc tình hình chung trong các vấn đề diễn ra tại thị trấn thông qua các nhân vật.

Lớn hơn, người chơi còn có thể dùng chính năng lực này để thay đổi hướng suy nghĩ của các nhân vật quan trọng trong mạch chuyện chính và với những lựa chọn này đều ảnh hưởng mạnh mẽ tới cách các nhân vật sẽ phản ứng sau này – dù theo hướng tiêu cực, hoặc tích cực – tới nhân vật Alex.

Khác với những sức mạnh như quay ngược thời gian của Max trong phần một hay khả năng dịch chuyển của cậu Daniel của phần hai, cô nàng nhân vật chính của chúng ta – Alex – sở hữu khả năng “tiếp nhận” cảm xúc của người khác vào mình

Những lựa chọn này được thực hiện như cái cách The Witcher 3 làm, tức là không định rạch ròi thế nào là đúng hay sai. Chỉ là cái cách mà người chơi đặt vào tình huống đó có đúng với lương tâm mình hay không.

Life Is Strange: True Colors cũng rất biết cách thay đổi nhằm mang lại sự đa dạng trong các hoạt động, gây nhiều bất ngờ thú vị xuyên suốt thời lượng chơi.

Đôi khi người chơi sử dụng năng lực để nghe lén “thâm tâm” của các nhân vật bên đường, tìm hiểu được vài nhiệm vụ phụ nhỏ đâu đó. Ví như người viết vô tình nghe được một vài chuyện tám, không ngờ lúc sau lại “kích hoạt” được một hội thoại để giúp một nhân vật tìm lại được thú cưng mà cậu ta tưởng đã bị lạc mất.

Hoặc về sau còn có cả hẳn một chương mà người chơi được hòa mình vào … thể loại nhập vai vô cùng giàu trí tưởng tượng, gợi nhớ về tuổi thơ hồi xưa cũng mơ mộng hòa nhập vào thế giới của dòng game Final Fantasy.


HÌNH ĐẸP, ÂM HAY

Sẽ thật thiếu xót nếu không nhắc tới mảng này của Life Is Strange: True Colors. Vì là tựa game nhấn mạnh vào cảm xúc, nên điểm mạnh và ấn tượng nhất trong bộ cánh đồ họa đó chính là mô hình nhân vật và cử chỉ khuôn mặt vô cùng thuyết phục.

Người chơi sẽ cảm thấy các nhân vật tràn đầy sức sống đi cùng với những cảm xúc được thực hiện vô cùng kỹ càng. Đôi khi chỉ cần nhìn vào ánh mắt của họ là ta có thể thấy hoặc thấu cảm được những luồng suy nghĩ khác nhau vô cùng chân thật.

Không chỉ thế, Life Is Strange: True Colors vẫn giữ được cái thần thái của dòng game khi không đi theo hướng tả thực, vẫn có gì đó hoạt họa, màu sắc đan xen như màu nước ở cảnh vật, nhưng vẫn hài hòa với những công nghệ dựng hình hiện đại của ngày nay cho các nhân vật chính phụ.

Môi trường tuy không khoác lên mình một bộ cánh đầy chi tiết, nhưng vẫn đủ ấn tượng nhờ vào chỉ đạo nghệ thuật tốt, biết cách sắp xếp các bối cảnh phù hợp với tông màu ấm, lạnh tùy vào tình huống diễn ra theo cốt truyện vô cùng bắt mắt. Khi chơi xong, người viết còn “ảo mộng” một ngày nào đó sẽ tìm được một nơi như thị trấn Haven Springs để tới ở “ẩn dật” nữa cơ đấy!

Đôi khi chỉ cần nhìn vào ánh mắt của họ là ta có thể thấy hoặc thấu cảm được những luồng suy nghĩ khác nhau vô cùng chân thật.

Life Is Strange: True Colors sở hữu bộ “sưu tập” các bản nhạc đình đám, làm người viết cảm tưởng mình đang coi một loạt phim truyền hình trên Netflix, với những bài ăn sâu trong con tim của người viết.

Đặc biệt có một chi tiết mà người viết bị “rung rinh” khi cô nàng Alex bắt đầu cầm đàn lên và hát Creep – của nhóm Radiohead. Đây cũng là một trong các tiểu tiết nhỏ, từng được áp dụng trong game “bom tấn” The Last of Us Part 2 – phân đoạn Ellie cầm đàn hát cho Dina nghe.

Và người chơi sẽ không có ít các phân đoạn lặng thầm, nhâm nhi theo tiếng nhạc vô cùng “tĩnh lặng”, hoặc đôi khi thơ mộng, trầm lắng trong Life Is Strange: True Colors.

Âm thanh môi trường, tiếng ồn ào của người dân thị trấn hay đôi khi chỉ là tiếng chim hót đan xen vô cũng vô cùng tỉ mỉ.

Giọng lồng tiếng của các nhân vật được thực hiện chuyên nghiệp, thể hiện trọn vẹn toàn bộ cảm xúc hết lòng tới người nghe. Đảm bảo bạn đọc sẽ khó lòng mà chê được về mảng này nha!

BẠN SẼ GHÉT

Life Is Strange: True Colors

CHƯA ĐỦ ĐỔI MỚI…

Lối chơi của Life Is Strange: True Colors nhìn chung ở mức đủ tốt, trải nghiệm thư giãn và ấn tượng mạnh ở việc thể hiện tình tiết, cốt truyện. Nhưng thật, lối chơi còn quá an toàn, đặc biệt ở phần kết lại không mấy ấn tượng.  

Phần giải đố của game tương đối dễ, phần “căng não” lại không đến từ mảng này mà ở chỗ đưa ra lựa chọn đúng theo tâm lý. Có phần khá đáng tiếc vì thể loại phiêu lưu tương tác ngày nay thường giảm lược rất mạnh mảng này vì có lẽ… sợ người chơi thấy khó quá thì bỏ qua?

Life Is Strange: True Colors thể hiện các lựa chọn và hậu quả sau này rất tốt chỉ cho đến phần kết lại… mang tính chất có lệ, khá chưng hửng. Khá giống với cái cách mà Until Dawn hay thậm chí là Horizon Zero Dawn từng làm – tức là cái kết thật sự chỉ có một, còn lại các đa kết cục chỉ là việc có đủ các nhân vật hay không.

Life Is Strange: True Colors có khác một chút vì không mang nặng yếu tố sống còn và những cái đa kết cục này của game cũng không có phân định rạch ròi kết nào xấu hay tốt như hai phần trước.

Chính vì vậy cao trào hoặc hậu quả của việc lựa chọn sai ở toàn bộ các phân đoạn trước bỗng trở nên không có sức nặng.

Life Is Strange: True Colors

Life Is Strange: True Colors thể hiện các lựa chọn và hậu quả sau này rất tốt chỉ cho đến phần kết lại… mang tính chất có lệ, khá chưng hửng

Mảng đồ họa của Life Is Strange rất đẹp, nhưng chỉ chạy tạm gọi là ổn định khi người chơi chọn chế độ “Quality Mode” – nếu người chơi chơi trên PS5, Xbox Series S/X. Còn khi chọn chế độ “Perfomanace Mode” thì ngạc nhiên thay, độ phân giải bị hạ kinh khủng cho ra hình ảnh “mờ mờ ảo ảo”.

Khung hình trồi sụt thất thường dù tựa game không hề nặng nề như những cái tên đình đám sử dụng engine Unreal 4 như Final Fantasy 7 Remake, Days Gone, v.v.


XEM THÊM >>>>>>> https://tanthienlongmobile.net/

Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *