Kingdoms of Amalur: Re-Reckoning – Fatesworn – Đánh Giá Game

Fatesworn – Được phát triển bởi 38 Studios, có thể nói, Kingdoms of Amalur là món đặc sản khó quên cho những người chơi ưa thích thể loại ARPG (nhập vai hành động).

Bởi không chỉ dừng lại ở một Faelands rộng lớn, đầy màu sắc, trò chơi còn đủ sức khiến người chơi trầm trồ nhờ sự đa dạng, khả năng tùy biến nhân vật có chiều sâu có thể ngốn của bạn lên đến vài chục giờ đồng hồ trải nghiệm.

Vậy, chuyến hành trình cuối cùng của Fateless One trong Fatesworn có gì đặc sắc?

Hãy cùng Vietgame.asia “phiêu lưu” trong bài viết sau nhé!

BẠN SẼ THÍCH

NHỮNG ĐỔI MỚI SÁNG GIÁ

Sau khi tiêu diệt tên trùm cuối và chấm dứt Crystal War kéo dài hàng chục năm, bình yên cuối cùng cũng đã trở lại với Faeland, người dân nơi đây bắt đầu gầy dựng lại từ đống tro tàn.

Tuy nhiên, bình yên chưa được lâu thì một thế lực mới đã trỗi dậy và hoành hành tại Mithros, một vùng đất của cơ hội, nơi những người tị nạn, cựu chiến binh tìm đến để tránh đi ánh lửa của chiến tranh. Lúc này, người chơi trong vai Fateless One sẽ có nhiệm vụ phiêu lưu đến Mithros và ngăn chặn những mối họa tiềm ẩn.

Đầu tiên, để có thể khởi động được Fatesworn, người chơi buộc phải hoàn thành mạch truyện chính của Kingdoms of Amalur: Re-Reckoning. Trò chơi sẽ không yêu cầu bạn phải “càn quét” hết các tuyến nhiệm vụ phụ hay bản mở rộng khác, nhưng nhân vật sẽ cần đạt đến một cấp độ nhất định để đủ sức chiến đấu với lũ quái tại Mithros.

Tuy không đề cập quá cụ thể trong mục nhiệm vụ, nhưng theo trải nghiệm từ người viết, ràng buộc cấp độ sẽ được loại bỏ khi nhân vật chạm đến cấp 33, lúc này, người chơi thường có thể thỏa sức dùng những trang bị, kỹ năng sẵn có để đối đầu với kẻ địch tại đây.

Tương tự như hai DLC trước là The Legend Of Dead KelTeath Of Naros, Fatesworn cũng đem đến khu vực hoàn toàn mới, tách biệt với Faelands với một tá nhiệm vụ, khu vực mới cho người chơi khám phá.

Đồng thời, do được ra mắt gần sau 10 năm so với phần game gốc, bản mở rộng này dường như được thừa hưởng rất nhiều ý tưởng từ những tựa game nhập vai hiện đại, điều này phần nào đem đến sự mới lạ, đặc trưng cho chính khu vực Mithros.

Điểm sáng giá nhất của Fatesworn không gì khác ngoài tuyến nhiệm vụ, ngoài những mạch truyện, bí ẩn thú vị cho người chơi khám phá, những cơ chế vốn có được tận dụng khá tốt để đem đến sự đa dạng về lựa chọn cho người chơi.

Ví dụ như nhiệm vụ yêu cầu đột nhập vào nhà tù Madding Wind, trò chơi sẽ yêu cầu bạn tiêu một lượng vàng khá lớn để moi thông tin, chưa kể là còn phải ngốn thêm tiền để mua lại chìa khóa từ tay quản ngục Blackwood.

Tuy nhiên, có một cách đơn giản và đỡ tốn kém hơn đó chính là… lợi dụng cơ chế phạm tội bằng các hoạt động trộm vặt, hạ gục dân thường để đám lính gác tống bạn thẳng vào ngục giam.

Khác biệt với phần game gốc, các nhiệm vụ trong Fatesworn ít được miêu tả cụ thể, những vật phẩm mang tính chỉ đường xuất hiện nhiều hơn thay vì chỉ bạn chạy từ điểm A đến điểm B trên bản đồ. Những lựa chọn khi giao tiếp với nhân vật phần lớn đều có chiều sâu, đi kèm những đoạn hội thoại ẩn, cho phép mở ra một hướng đi mới cho nhiệm vụ.

Nhờ vậy, trò chơi cũng gợi mở ra nhiều hướng tiếp cận, thử thách cho người chơi thỏa sức khám phá.

Nhìn chung, Fatesworn đem đến nhiều đổi mới sáng giá, nổi bật là tuyến nhiệm vụ hấp dẫn, mới mẻ so với mặt bằng chung của trò chơi, dư sức thỏa mãn những con chiên vốn yêu thích Kingdoms of Amalur lẫn những tựa game nhập vai đặt nặng lựa chọn của người chơi như The Witcher hay Cyberpunk 2077 trứ danh từ CD Projekt Red.

Fatesworn đem đến nhiều đổi mới sáng giá, nổi bật là tuyến nhiệm vụ hấp dẫn, mới mẻ so với mặt bằng chung của trò chơi


Fatesworn

KHAI THÁC TỐT CƠ CHẾ CŨ

Có thể nói, Fatesworn thể hiện rõ nỗ lực của đội ngũ phát triển trong việc níu kéo những người chơi kỳ cựu trở lại với trò chơi, đặc biệt đây là yếu tố “hỗn mang” được lồng ghép trong hàng loạt cơ chế chủ chốt nhằm tạo nên sự mới mẻ, nâng cao giá trị trải nghiệm của trò chơi.

Khi đi được khoảng nửa chặng đường của bản mở rộng, những loại quái mới dần xuất hiện, nhưng chúng sẽ đi kèm lớp giáp không thể bị phá hủy bởi những trang bị thông thường.

Để đối mặt với chúng, bạn buộc phải dùng đến những món vũ khí đặc biệt là Chaos Weapon, có thể rèn bằng vật liệu từ chiều không gian hỗn mang.

Fatesworn

Những trang bị này cho phép người chơi phá hủy chúng và rèn lại để chế ra món vũ khí mạnh mẽ hơn. Cơ chế này tận dụng khá tốt mảng chế tạo, buộc người chơi phải đầu tư mạnh tay vào nghiệp thợ rèn (Blacksmith).

Lối tiếp cận này tuy có phần gượng ép, đặc biệt là đối với những người chỉ biết lượm nhặt vũ khí trong lúc chơi như người viết, nhưng sẽ dần tạo cơ hội cho nhều cơ chế khác tỏa sáng, khơi gợi tính tò mò, khám phá của người chơi. Bởi không chỉ dừng ở nghiệp thợ rèn, bạn còn phải tích cực luyện đá quý, lao đầu săn đồ “ngon” trong các hầm ngục để rèn được món vũ khí vừa ý.

Cũng là những cơ chế thân quen ấy, Fatesworn sẽ yêu cầu bạn khám phá, chìm đắm sâu hơn vào khu vực Mithros rộng lớn. Đổi lại, bạn sẽ nhận được nhiều phần thưởng hậu hĩnh, thường là những món vũ khí, trang bị mạnh mẽ.

không chỉ dừng lại ở nghiệp thợ rèn, bạn còn phải tích cực luyện đá quý, lao đầu săn đồ “ngon” trong các hầm ngục để rèn được món vũ khí vừa ý.

BẠN SẼ GHÉT

Fatesworn

NHIỀU ĐIỂM RƯỜM RÀ!

Fatesworn có mở đầu khá suôn sẻ, các nội dung mới được dẫn dắt một cách nhịp nhàng, dễ thích ứng, tuy nhiên, trò chơi dần đánh mất điểm sáng này bằng một loạt nội dung được thiết kế một cách thiếu hoàn chỉnh, lười nhác, chỉ mang tính kéo dài thời gian trải nghiệm là chính.

Điển hình đây là các hầm ngục hỗn mang, chúng chẳng có gì mới mẻ cho người chơi khám phá, nhân vật chính của bạn chỉ xoay quanh các hoạt động đánh đấm với quái vật và mò mẫm trong các hầm ngục. Chưa kể, trước đó bạn còn phải chạy khắp nơi để xử lý các cổng dịch chuyển nhỏ, trước khi một cánh cổng lớn hơn được mở khóa.

Và cứ thế, xuyên suốt giai đoạn gần cuối trò chơi, các hoạt động trên sẽ liên tục lặp lại, những hầm ngục dần trở nên rộng lớn và lắt léo một cách… lố bịch, khiến người viết chỉ mong trò chơi kết thúc càng nhanh càng tốt!

Những tên quái mới cũng không mấy đa dạng, ngoài việc được trang bị thêm lớp giáp buộc nhân vật phải sử dụng Chaos Weapon để phá hủy thì chúng chẳng có gì đặc biệt.

Điều tương tự cũng áp dụng hầu hết trang bị được gắn mác “hỗn mang”, phần lớn đều chỉ là phiên bản thay đổi màu sắc của những thứ có sẵn và cũng chẳng có tác dụng gì nhiều ngoại trừ trong lúc đối mặt với những tên quái riêng của bản mở rộng.

xuyên suốt giai đoạn gần cuối trò chơi, các hoạt động trên sẽ liên tục lặp lại, những hầm ngục dần trở nên rộng lớn và lắt léo một cách lố bịch


XEM THÊM >>>>>>> https://tanthienlongmobile.net/

Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *