King Arthur: Knight’s Tale – Đánh Giá Game

King Arthur: Knight’s Tale – Trong nền văn học phương Tây, ít có câu chuyện nào truyền cảm hứng nhiều bằng câu chuyện đậm chất sử thi về vị vua Arthur huyền thoại, về lâu đài Camelot và hội Hiệp sĩ Bàn tròn với đầy rẫy những “chất liệu dân gian”, bởi một lý do đơn giản là thế giới của vua Arthur đã được các thi sĩ lang thang suốt hàng thế kỷ sau đó “gia công” thêm thắt vào đó phép thuật, phù thủy, những yếu tố huyền huyễn, hay những phiên bản phái sinh thấm đẫm yêu-hận-tình-thù của các câu chuyện hiệp sĩ thời Trung Cổ tạo nên một “lore” rất đặc trưng đầy hấp dẫn.

Thế nên không có gì lạ khi cũng có rất nhiều tựa game lấy đề tài vị vua huyền sử của “Xứ sở sương mù”, hay các truyền thuyết có liên quan làm đề tài cho thế giới trong game của mình, có thể kể đến những tựa game như Sword Legacy Omen, hay thậm chí tựa game Tales of Zestiria đến từ xứ sở mặt trời mọc cũng lấy cảm hứng từ câu chuyện này.

Gần đây nhất, Neocore Games, một studio phát triển game đến từ Hungary nổi tiếng với loạt game The Incredible Adventures of Van Helsing, cũng cho ra mắt một tựa game lấy bối cảnh thế giới của vua Arthur, nhưng lần này, với một câu chuyện hoàn toàn khác biệt.

Sau một thời gian dài với vài lần trì hoãn, tựa game King Arthur: Knight’s Tale mới chính thức ra mắt thị trường vào cuối tháng 4 vừa qua.

Với một câu chuyện hoàn toàn mới mẻ về thế giới của vua Arthur, liệu tựa game có đem đến được sự hứng khởi của cộng đồng game thủ?

Hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu các bạn nhé!

BẠN SẼ THÍCH

King Arthur: Knight's Tale - Đánh Giá Game

Phong cách nhập vai cổ điển!

Kể từ cuối thập niên 90, với sức mạnh mới mà công nghệ điện toán và đồ họa đem lại, các nhà sản xuất game không ngừng tìm kiếm những công thức mới nhằm thay đổi các thể loại game đang thịnh hành thời bấy giờ trở nên mới mẻ hơn, dễ tương tác hơn, mà thành công nhất có thể kể đến dòng game Diablo biến đổi những công thức khô khan của thể loại game nhập vai cổ điển thành những màn “chặt chém” vô cùng đã tay, hay dòng game Total War biến đổi cách chơi chiến thuật theo lượt truyền thống…

Những yếu tố cải cách này đã làm cho hai thập kỷ tiếp theo trở nên năng động hơn, vui vẻ hơn, đồng thời cũng hình thành nên những chuẩn mực hoàn toàn mới cho thế giới game.

King Arthur: Knight's Tale - Đánh Giá Game

Nhưng điều đó không có nghĩa là những công thức truyền thống trở nên lỗi thời.

Có rất nhiều tựa game vẫn duy trì những công thức đó với một số “biến tấu” nho nhỏ cho phù hợp với xu hướng thời đại và gặt hái được những thành công nhất định.

King Arthur: Knight’s Tale cũng là một tựa game đi theo mô tuýp tương tự khi Neocore Games sử dụng rất nhiều yếu tố của thể loại game nhập vai theo lượt cổ điển và cũng chính yếu tố này, tạo nên sự hấp dẫn nhất định của lối chơi.

Về cơ bản, lối chơi của tựa game sẽ chia ra làm hai bộ phận bao gồm phần chơi quản lý và phần chơi nhập vai – chiến thuật theo lượt.

Cách làm này có phần giống với tựa game Empire of Sin, thế nhưng khác với tựa game do John Romeo phát triển quá tập trung vào yếu tố quản lý xây dựng, câu chuyện về vua Arthur được “kể” lại chủ yếu dưới góc nhìn của một tựa game nhập vai.

King Arthur: Knight's Tale - Đánh Giá Game

Ở phần chơi này, nhân vật chính và các đồng đội sẽ liên tục trải qua các bản đồ khác nhau, gặp gỡ các NPC với các cuộc trò chuyện mang đến đủ các thể loại nhiệm vụ, chính và phụ, mò mẫm… “nhặt đồ” trong các địa điểm chỉ định và cuối cùng là tham gia vào các trận chiến theo lượt với số điểm AP (Action Point – Điểm hoạt động) hữu hạn.

Công thức cổ điển này đảm bảo cho tựa game một tiết tấu khá chậm rãi khi mà các trận chiến diễn ra với nhiều thử thách khác nhau buộc người chơi phải cân nhắc cả về vị trí lẫn các chiêu thức của nhân vật để có thể gây sát thương tối đa lên đối thủ và giảm thiểu sát thương lên các đối tượng của phe mình.

King Arthur: Knight's Tale - Đánh Giá Game

Qua các trận chiến, người chơi sẽ nhận được thêm các vật phẩm, vũ khí mới, đồng thời thu được điểm kinh nghiệm để “lên cấp” cho các kỹ năng của mình.

Là một tựa game nhập vai, King Arthur: Knight’s Tale dẫn dắt người chơi qua các nhiệm vụ khác nhau, cả chính tuyến lẫn nhiệm vụ phụ, từ đó mở ra các nhóm nhân vật lừng danh trong truyền thuyết về hiệp sĩ bàn tròn, theo người chơi trên con đường chinh phục các vùng đất.

Cũng chính nhờ hệ thống nhiệm vụ và các điểm kinh nghiệm này mà mặc dù nhịp game diễn ra chậm rãi, nhưng tựa game không gây ra cảm giác nhàm chán cho người chơi.

King Arthur: Knight's Tale - Đánh Giá Game

Thậm chí đội ngũ biên kịch còn “rẽ nhánh” rất nhiều loại nhiệm vụ và hướng phát triển của kịch bản theo phong cách game nhập vai truyền thống, mà mỗi nhánh trong đó sẽ có tác động đến thái độ của các nhân vật đi theo bạn cũng như hướng phát triển của cốt truyện về sau.

Điều này “níu chân” người chơi lâu hơn để tìm cách chinh phục những nhân vật huyền thoại, chẳng hạn như Sir Lancelot hay phù thủy Merlin thông qua các tuyến nhiệm vụ, hay đạt được những điều kiện tự thân nhất định.

Là một tựa game nhập vai, King Arthur: Knight’s Tale dẫn dắt người chơi qua các nhiệm vụ khác nhau, cả chính tuyến lẫn nhiệm vụ phụ

Điều này là vô cùng hấp dẫn với các fan của thể loại này bởi lẽ việc tìm tòi, khám phá các câu chuyện và tuyến nhân vật luôn đem lại những phần thưởng bất ngờ, cũng như hé lộ nhiều yếu tố bên lề của câu chuyện chính.

Không thể không kể đến những con trùm với lượng giáp trụ và máu khổng lồ và những chiêu thức gây sát thương mạnh mẽ, khiến cho những màn chơi đều có điểm nhấn nhất định tạo ra những thử thách hạng nặng cho người chơi, nhất là với những người thích thử thách bản thân khi lựa chọn chế độ Roguelite.

King Arthur: Knight's Tale - Đánh Giá Game

Bởi lẽ đơn giản, với một đội ngũ được “cày cấp” và trang bị vũ khí đến tận răng bị con trùm đánh cho gục ngã và chẳng có bất kỳ cách nào hồi sinh lại.

Hầu như tất cả các màn chơi đều được thiết kế với những con trùm và “bầy lũ” binh lính trung thành của nó với sức mạnh và kỹ năng tăng dần sau mỗi màn chơi, hoàn toàn dễ dàng bắt kịp thậm chí vượt qua khả năng chiến đấu của nhân vật.

Vậy nên chắc chắn rằng trong suốt hành trình của King Arthur: Knight’s Tale, bạn sẽ cảm thấy thành tựu và thỏa mãn khi “xử đẹp” một con trùm mạnh mẽ và kết thúc màn chơi với đội ngũ còn nguyên vẹn mà không phải nạp lại màn chơi từ đầu.

King Arthur: Knight's Tale - Đánh Giá Game

Phải nói rằng đội ngũ phát triển game từ Neocore Games cũng có tham vọng, và đã cố gắng biến tựa game thành một “Dark Souls” mới của thế giới game nhập vai cổ điển, cả trong cách xây dựng màn chơi với tông màu u tối, lẫn cách sắp đặt các con trùm khó nhằn được hàng tá lính tráng bảo vệ chặt chẽ.

Cũng nhờ những yếu tố này mà phần chơi nhập vai lôi kéo được người chơi từ đầu đến cuối game, không để cảnh nửa đầu vất vả nửa sau nhàn nhã như trên nhiều tựa game nhập vai khác.

Phần chơi chiến thuật mặc dù có “nhạt” hơn đôi chút, nhưng cũng đủ để người chơi theo đuổi khám phá trong thời gian dài với nhiều khu vực và công trình phụ trợ để game thủ thỏa sức khám phá và chinh phục.

Bạn sẽ có thể tuyển mộ thêm các bạn đồng hành, huấn luyện và trang bị cho họ giống như chiêu dụ các thành viên phi hành đoàn trong Mass Effect để khai phá nhiều nhiệm vụ hơn.

King Arthur: Knight's Tale - Đánh Giá Game

Mặc dù King Arthur: Knight’s Tale chỉ cho phép lập đội thành viên 5 người, thế nhưng bạn vẫn có thể gửi các toán nhân vật được chiêu dụ này hoàn thành các nhiệm vụ khác.

Những nhiệm vụ này không phải được hoàn thành theo một cách ngẫu nhiên, mà người chơi sẽ có cơ hội lựa chọn kết quả và để rồi, chúng có ảnh hưởng ngược lại đến các chỉ số và kết quả của toàn bộ hành trình.

Phần đồ họa và âm nhạc game đều được thể hiện ở mức khá tốt với các nhân vật được xây dựng tỉ mỉ, các màn chơi được thiết kế kỹ lưỡng với phong cách khác nhau, thể hiện nhiều khu vực và địa hình của nước Anh thời kỳ tiền Trung cổ.

Thậm chí là Encore Games còn lồng vào game rất nhiều những đoạn phim cắt cảnh được dàn dựng công phu và đẹp mắt, nối liền các nhiệm vụ chính trong mạch game để “kể” cho người chơi một cốt truyện trơn tru mà hấp dẫn.

Phần nhạc nền của King Arthur: Knight’s Tale được đầu tư thích đáng, đem lại cảm hứng cho game thủ với các cung bậc khác nhau, từ bình yên êm dịu của các vùng đồng quê, đến các bài nhạc tiết tấu nhanh chóng, dồn dập khi “đấu trùm” kéo căng không khí trong mỗi trận chiến dù cho nhịp điệu game khá chậm rãi theo kiểu các tựa game nhập vai cổ điển..

Bên cạnh đó, phần lồng tiếng cho các nhân vật trong game được tiến hành vô cùng kỹ lưỡng, chỉn chu, đem đến những đoạn hội thoại nhiều màu sắc, nhất là những câu chuyện truyền miệng dạng truyền thuyết được kể bằng giọng đọc vô cùng diễn cảm, dễ dàng cuốn hút người nghe vào thế giới của game.

Những yếu tố này khi kết hợp lại, tạo thành một tổng thể hài hòa và cân bằng trong cả ba mặt hình – âm và lối chơi, tạo ra sự lôi cuốn nhất định cho game thủ, thậm chí là khiến bạn phải chơi lại nhiều lần để đạt được những nhân vật, kết cục như ý muốn.

BẠN SẼ GHÉT

Khả năng thể hiện ý tưởng game chưa “tới”!

Mặc dù đạt được sự cân bằng đáng khen trong cả ba mặt, thế nhưng King Arthur: Knight’s Tale lại cho thấy khả năng phát triển game trên thực tế không thể thỏa mãn được những ý tưởng đặt ra từ đầu, khiến cho những trải nghiệm ban đầu của game dù hoành tráng, nhưng lại nhanh chóng trở nên “cụt ngủn” chỉ sau vài tiếng chơi.

Về tổng thể, ngoài tuyến truyện chính được liên kết chặt chẽ, những tuyến truyện phụ dù khá nhiều và phong phú, nhưng lại có kết cấu rời rạc, đặc biệt là các nhiệm vụ phụ hướng về những truyền thuyết trong vùng, hay các nhiệm vụ mang tính chất ngẫu nhiên đạt được thông qua các cuộc trò chuyện.

Mặc dù là một tựa game đặt nặng yếu tố nhập vai truyền thống, thế nhưng các tuyến nhân Thậm chí là các nhiệm vụ phụ để tìm các nhân vật huyền thoại vào nhóm của người chơi cũng được thể hiện theo kiểu “có thì tốt, không có cũng chẳng sao”, thậm chí Sir Lancelot hay Sir Pelleas lừng danh trong các câu chuyện cổ về hội Hiệp sĩ Bàn tròn cũng sở hữu chỉ số và ngoại hình tàn tàn như một anh lính thông thường.

Điều đó dễ dẫn đến việc người chơi cảm thấy… hụt hẫng khi phải bỏ nhiều công sức để đáp ứng các điều kiện của game, mà kết quả nhận lại không thật sự tương xứng với công sức bỏ ra.

Điều đó còn chưa kể đến các cuộc trò chuyện khá nhạt nhẽo với các thành viên trong nhóm mà không đem lại bất kỳ giá trị nào nhằm kết nối các cốt truyện của tuyến nhân vật phụ vào dòng chảy của câu chuyện chính.

Chính vì thế mà càng về sau, người chơi càng trở nên “lười biếng” trong việc lắng nghe các cuộc hội thoại, hay tìm kiếm các manh mối thông qua các cuộc trò chuyện theo kiểu các tựa game nhập vai được xây dựng với cốt chuyện chặt chẽ.

Thậm chí, nếu như các nhiệm vụ phụ không đem lại một lượng điểm kinh nghiệm kha khá và những vật phẩm khả dĩ có thể dùng để trang bị cho các thành viên trong nhóm của mình thì người viết thậm chí cũng… lười cày bừa các tuyến nhiệm vụ này.

Một vấn đề khác nữa là các đối thủ, trang bị và màn chơi trong King Arthur: Knight’s Tale không quá đa dạng, khiến cho rất nhiều nhiệm vụ và trận chiến, ngoại trừ những trận đấu trùm, gần như chỉ là sự lặp đi lặp lại, dễ dẫn đến sự nhàm chán trong lối chơi.

Điều này sẽ càng tệ hại hơn khi càng về nửa sau trò chơi, khi dường như các trận chiến chỉ là phiên bản phóng to với nhiều đối thủ lặp lại hơn mà thôi.

Cuối cùng, rất nhiều những yếu tố, những câu chuyện đầy tiềm năng trong truyền thuyết về vua Arthur gần như vẫn chưa được khai thác triệt để, điều này khiến cho những fan thực thụ của vị vua huyền thoại này vẫn còn nhiều tiếc nuối.


XEM THÊM >>>>>>> https://tanthienlongmobile.net/

Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *